Rác đổ bên hông cầu, tràn xuống kênh
Theo đó, từ năm học 2025-2026, thực hiện Điều 15 Nghị định 81 của Chính phủ, học sinh tiểu học trường công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí. Như vậy, từ năm học 2025-2026 trở đi, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí theo quy định.Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, HĐND TP.HCM đã ban hành các chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp học, cụ thể như sau:Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong các năm học vừa qua, việc xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn từ năm học 2025-2026 là yêu cầu cần thiết để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội tham gia học tập, là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.Trong báo cáo tác động UBND TP.HCM đưa ra các giải pháp:Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng: Áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT tại Nghị quyết số 12 năm 2024 của HĐND mà không có chính sách hỗ trợ.Giải pháp 2: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Mức hỗ trợ THPT học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời trong báo cáo này, UBND TP chỉ rõ tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quanTrong đó giải pháp 1 sẽ có tác động tiêu cực bởi, cho đến thời điểm hiện nay, đã có 8 tỉnh thành thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo lộ trình miễn giảm tại Nghị định số 81 thì giải pháp giữ nguyên hiện trạng sẽ không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.Còn giải pháp 2 thì không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách được ban hành sẽ là món quà hết sức ý nghĩa thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP.HCM là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại TP, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Việc triển khai thực hiện chính sách không làm phát sinh thủ tục hành chính.Còn giải pháp 3 có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025- 2026.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Còn tác động tiêu cực của giải pháp 3 là khi chính sách được ban hành thì thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay, trẻ em mầm non chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố có mức thu nhập không cao thì chi phí gửi trẻ cũng chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP.HCM đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026.Hình ảnh ngày đầu tiên học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Dự án nút giao An Phú có tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng, được khởi công vào tháng 12.2022. Đây là công trình trọng điểm khu vực cửa ngõ phía đông thành phố, giúp tăng cường kết nối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP.HCM.Báo cáo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết, dự án có 12 gói thầu đang thi công, sau hơn hai năm thi công đã đạt tổng tiến độ 65%. Trong đó, có 2 hạng mục là xây dựng cầu Bà Dạt và cầu Giồng Ông Tố đã đạt 90% khối lượng thi công, hiện đang hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa đường. Cùng với đó, nhánh hầm chui HC1 thuộc khu vực đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây về Mai Chí Thọ đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng, các hạng mục còn lại như trạm bơm, những đốt hầm kín… đang được gấp rút thi công để kịp thông xe trước ngày 30.4. Khi đó, các phương tiện có thể đi hầm chui về đường hầm sông Sài Gòn một cách thuận lợi. Các đơn vị đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục còn lại trong năm 2025. Đối với 6 gói thầu chưa khởi công gồm: xây dựng phần mặt bằng nút giao, các cầu bộ hành, hạng mục cây xanh, hạng mục chiếu sáng giao thông, hệ thống camera, biển quảng cáo, xây dựng tháp trung tâm, chủ đầu tư dự kiến khởi công đồng loạt vào quý 3. "Khi toàn bộ nút giao An Phú được hoàn thành đưa vào phục vụ bà con sẽ đồng bộ với nút giao Mỹ Thủy, giảm tải rất lớn cho giao thông khu vực vào cảng Cát Lái. Cùng với kế hoạch khởi công đường liên cảng, mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cửa ngõ phía Đông TP sẽ được mở rộng thông thoáng trong tương lai" - ông Lương Minh Phúc nói.Cũng theo ông Lương Minh Phúc, riêng phạm vi mở rộng đường Lương Định Của, đoạn từ Mai Chí Thọ đến đường Nguyễn Hoàng (phía phải tuyến) hiện chưa thể triển khai do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng phần 22.012 m2 thuộc Khu đô thị phát triển An Phú. Theo kế hoạch, nếu công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành thì sẽ tổ chức di dời đường ống cấp nước D400, thi công hạng mục nhánh cầu N1.2 và phần đường mở rộng trong thời gian 12 tháng kể từ khi nhận đủ mặt bằng. Hiện tại, Ban giao thông đang lập kế hoạch tổ chức giao thông tạm khu vực này để khai thác cùng với các hạng mục khác đã hoàn thành của nút giao vào cuối năm 2025. Để sớm hoàn thành nhánh cầu N1.2 đồng bộ với toàn dự án, Ban Giao thông kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.Thủ Đức, Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm, thực hiện theo chỉ đạo trước đó của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường: "nghiên cứu, thống nhất giải pháp xử lý các nội dung liên quan theo đúng quy định" báo cáo UBND TP trước 15.3 để làm cơ sở triển khai công việc tiếp theo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần 22.012 m2 thuộc Khu đô thị phát triển An Phú".Sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được đánh giá cao nỗ lực của các nhà thầu, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan. Chủ tịch thành phố biểu dương và đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ thi công các hạng mục, các nhánh cầu, đường, hầm đang triển khai. Đối với những kiến nghị của chủ đầu tư, các Sở, ban, ngành cùng UBND TP.Thủ Đức cần nhanh chóng tìm phương án tháo gỡ để hoàn thiện nút giao An Phú trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện đi lại tốt nhất cho người dân. "Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, không chỉ xây dựng mỹ quan đô thị cho khu Đông thành phố mà còn giữ vai trò kết nối với các dự án metro, đường sắt quốc gia. Do đó, công tác chuẩn bị kết nối cũng phải sẵn sàng để triển khai nhanh nhất có thể. Tất cả phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vượt nắng thắng mưa, làm 3 ca 4 kíp xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, đảm bảo tiến độ công trình đẩy nhanh nhất có thể" - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được chỉ đạo.
Ế khách, du thuyền triệu USD của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục hạ giá
SCMP dẫn báo cáo ngắn gọn trên trang web của Cơ quan Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc (SAMR) cho biết họ đã khởi xướng cuộc điều tra đối với Google - gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. "Động thái này là một phần trong phản ứng của Trung Quốc với mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt", SCMP bình luận. Reuters dẫn lời SAMR cho biết cơ quan này nghi ngờ Google vi phạm luật chống độc quyền và một cuộc điều tra đã được tiến hành theo luật. Tuy nhiên Bắc Kinh không đưa ra các vi phạm cụ thể.Google chưa đưa ra bình luận chính thức về việc này.Google bắt đầu hiện diện tại Trung Quốc từ năm 2006 khi ra mắt công cụ tìm kiếm tiếng Trung Quốc google.cn. Theo AP, sau khi đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng, Google đã trở thành công cụ tìm kiếm lớn tại Trung Quốc, chiếm 36% thị phần vào năm 2009. Vào năm 2010, để ứng phó với một cuộc tấn công mạng và tránh kiểm duyệt, Google tuyên bố không muốn chặn các kết quả tìm kiếm và đóng công cụ này tại Trung Quốc. Sau đó Google bị chặn bởi hệ thống Great Firewall (Vạn Lý Trường Thành trên mạng). Hầu hết dịch vụ của Google như Gmail, Google Maps đều không khả dụng tại Trung Quốc. Năm 2017, công ty công bố ra mắt một trung tâm trí tuệ nhân tạo nhỏ tại Trung Quốc. Theo bài đăng trên blog, dự án đã bị giải thể hai năm sau đó và công ty không tiến hành nghiên cứu AI tại Trung Quốc.Mặc dù các dịch vụ của Google không thể truy cập được ở Trung Quốc, công ty vẫn duy trì sự hiện diện tại quốc gia này, chủ yếu tập trung vào mảng bán hàng và kỹ thuật cho doanh nghiệp quảng cáo. Công ty cũng có nhân viên làm việc về các dịch vụ Google Cloud và các giải pháp cho khách hàng. Google có văn phòng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.Theo AP, cuộc điều tra chống độc quyền có thể sẽ tập trung vào hệ điều hành Android của Google dành cho smartphone. John Gong, chuyên gia chống độc quyền tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế, cho biết từ lâu các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã phàn nàn về hoạt động kinh doanh của Google. Hầu hết nhà sản xuất phải trả phí để có thể được dùng hệ điều hành Android trên thiết bị của họ. "Giờ đây, Google đã bị điều tra, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối. Mọi điều còn có thể thương lượng được", Gong nói.Trước đó, Google đã bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền ở Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ vì lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường.Ngoài Google, trong tuyên bố mới nhất Bộ Tài chính Trung Quốc cũng thông báo áp thuế với hàng hóa nhập từ Mỹ, bao gồm 15% đối với than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô.Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn tuyên bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với một số kim loại quan trọng như vonfram, tellurium, bismuth, molypden và indium. Chủ sở hữu của Calvin Klein là PVH và công ty công nghệ sinh học Illumina cũng bị đưa vào danh sách "các thực thể không đáng tin cậy".Cuối năm ngoái, Trung Quốc thông báo đã mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Nvidia. Đây được xem là đòn trả đũa với các lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ. Intel cũng bị yêu cầu xem lại các vấn đề về an ninh vào cùng thời gian.
Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên trong giai đoạn 2022 - 2026. Diện tích rừng thương mại dịch vụ giảm phát thải đăng ký là 4,26 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 3,24 triệu ha và rừng trồng 1,02 triệu ha.
Giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm ở Nam bộ kéo dài 3 tuần
Dự án Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong nằm tại TT.Phú Phong. H.Tây Sơn (Bình Định) do Công ty TNHH Thủy điện Phú Phong làm chủ đầu tư. Công trình Nhà máy thủy điện Phú Phong nằm phía hạ lưu của đập dâng Phú Phong, được xây dựng kết hợp với dự án đập dâng Phú Phong, thuộc sơ đồ khai thác bậc thang trên dòng sông Kôn, vận hành theo phương thức liên hồ chứa. Công trình có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia theo lưu lượng dòng chảy qua đập dâng Phú Phong xuống hạ lưu sông Kôn. Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong có 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 2,9 MW, được xây dựng trên sông Kôn, hòa vào lưới điện quốc gia qua đường dây 22 kV.Vị trí của nhà máy cách QL19 khoảng 1 km về phía Bắc, dự kiến sản lượng điện khoảng 14,31 triệu kWh/năm, với tổng vốn đầu tư trên 143 tỉ đồng.Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong khi đi vào vận hành chính thức sẽ đóng góp nguồn năng lượng điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách cho tỉnh Bình Định, đồng thời góp phần tích cực để H.Tây Sơn về đích các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025-2030.